Diễn biến Vụ_làng_Nhô_1992

Trịnh Văn Khải là một kỹ sư điện máy thủy, sau khi du học trở về thì làm giảng viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.[4] Theo chế độ khoán ruộng đất mới đầu thập niên 1990, huyện Kim Bảng cắt 75 mẫu ruộng lúa của thôn Lạc Nhuế cho các thôn và xã khác trong huyện. Vì cho rằng công chức địa phương tham nhũng chia đất, Trịnh Khải đã nộp đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân huyện Kim Bảng, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh, Tổng cục Quản lý ruộng đất. Sau khi các cơ quan hành chính bác bỏ đơn khiếu kiện vì cho rằng không vi phạm Luật Đất đai hiện hành, Trịnh Khải cùng với một số người dân trong làng đã gửi khiếu kiện đến chính phủ. Chính phủ Việt Nam khi đó gửi công văn số 447 tới Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh và yêu cầu thông cáo chính thức khẳng định không có sai phạm đến người dân. Trịnh Khải sau đó thành lập "Ban 447" phản đối chính quyền địa phương và khẳng định chính phủ đồng ý giải quyết đơn đòi ruộng.[1][4] Cùng với đó, Trịnh Văn Khải tập hợp dân trong thôn lập rào ngăn làng, ngăn cản việc đi lại của dân và chống lại cán bộ đến làng thu thuế.[5]

Đỉnh điểm, hai người thanh niên cùng huyện vào làng Lác Nhuế mua cá giống, bị dân làng đánh chết ngay trong sân nhà của Trịnh Văn Khải mặc dù ông hết sức cần ngăn. Theo báo Công An nhân Dân, lấy từ hồ sơ vụ án, Trịnh Văn Khải sau đó còn ra lệnh cho đám tay chân giữ xác họ nhiều ngày để đòi tiền chuộc. Nguyễn Khải—diễn viên đóng vai Trịnh Văn Khải trong phim Chuyện làng Nhô dựa theo sự kiện—cho biết một thanh niên bị đánh chết là người cháu họ.[3] Sau cùng, huyện cho mời ông lên để thương lượng, bắt giữ Trịnh Văn Khải và kết án tử hình. Ông bị hành quyết ngày 10 tháng 7 năm 1993 ở tuổi 58.[4][6]

Liên quan